Úc- Quốc gia phát triển hạnh phúc nhất thế giới

Nước Úc nổi tiếng là đất nước xinh đẹp với an ninh và nền kinh tế phát triển, con người nơi đây rất thân thiện và cởi mở. Mới đây nhất nước Úc lại vinh dự ba lần liên tiếp được tổ chức Hợp tác phát triển kinh tế (OECD) xếp hạng Úc- quốc gia phát triển hạnh phúc nhất thế giới.

 Úc – Quốc gia phát triển hạnh phúc nhất thế giới

Australia đang tiếp tục chuyển đổi để trở thành nền kinh tế năng động, mở cửa và tham gia mãnh mẽ vào thương mại toàn cầu và khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.

Với lợi thế canh tranh đặc biệt trong lĩnh vực khai mỏ và nông nghiệp, trải qua hơn một thế kỷ, Australia đang phát triển các thế mannhj cạnh tranh mới để trở thành nhà cung vấp quốc tế các sản phẩm và dich vụ tiên tiến.

 Úc - Quốc gia phát triển hạnh phúc nhất thế giới
Úc – Quốc gia phát triển hạnh phúc nhất thế giới

Trong bảng xếp hạng Better Life Index của OECD được công bố ngày 28/5/2013, năm nền kinh tế phát triển được xếp hạng hạnh phúc nhất gồm Úc, Thụy Điển, Canada, Na Uy và Thụy Sĩ. Năm nước tiếp theo trong top 10 lần lượt là Mỹ, Đan Mạch, Hà Lan, Iceland và Anh.

Theo OECD, hơn 73% người Úc trong độ tuổi từ 15-64 có việc làm cao hơn mức trung bình 66% của OECD. Tuổi thọ của người dân Úc cũng cao hơn, xấp xỉ 82 năm. Khảo sát cũng cho thấy đến 85% người Úc hài lòng với cuộc sống của mình – so với tỷ lệ trung bình của OECD là 80%.

“Australia đã thực thi rất tốt các biện pháp ổn định nền kinh tế, điều đó đã được thể hiện qua thực tế thứ hạng của quốc gia này trong số các nước dẫn đầu về chỉ số cuộc sống tốt đẹp”, Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế cho hay.

Nền kinh tế dựa vào sự tăng trưởng dân số và chính sách nhập cư

 Úc - Quốc gia phát triển hạnh phúc nhất thế giới
Úc – Quốc gia phát triển hạnh phúc nhất thế giới

Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Doanh nghiệp ở Luân Đôn dự báo nước Úc sẽ tăng hai bậc trong bảng xếp hạng kinh tế thế giới, tức sẽ tăng từ hạng 13 hiện nay lên vị trí 11 cho đến năm 2026.

Những quốc gia có nền kinh tế dựa vào trí tuệ con người sẽ dần tăng trưởng soán ngôi những quốc gia chỉ đơn thuần dựa vào tài nguyên thiên nhiên. Đặc biệt, Trung Quốc được dự báo sẽ thay thế Hoa Kỳ trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới vào năm 2030.

Trong những năm gần đây sự tăng trưởng kinh tế Úc được thúc đẩy bởi nguồn nhân lực dồi dào. Tăng trưởng dân số đồng nghĩa với việc nền kinh tế cũng sẽ tăng trưởng. Theo Trung tâm nghiên cứu ghi nhận, Úc đã trở thành một trong những điểm đến ưa thích của di dân, và đặc biệt khi di dân đến Úc là những người có tay nghề và kỹ năng cần thiết giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Dân số tăng lên đồng nghĩa với việc chính phủ phải đầu tư vào hạ tầng cơ sở đô thị.

Trong tài khóa 2015 – 2016, Úc đã nhận gần 190,000 thường trú nhân, phần lớn là các di dân có tay nghề.

Tuy nhiên một số người vẫn có ý kiến cho rằng nước Úc nên giảm bớt số lượng di dân.

Một cuộc khảo sát do Viện Nghiên cứu dân số Úc hồi tháng Mười đã cho thấy có ¾ người Úc tin rằng đất nước này không cần thêm nhiều người nữa và gần ½ trong số đó ủng hộ việc cấm người di dân Hồi giáo.

Kết quả cuộc khảo sát này bị tác động do việc tăng trưởng dân số đã ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống người dân, đồng thời gây thay đổi quá nhanh trong thành phần tôn giáo và sắc tộc Úc.

Ngoài ra, nền kinh tế Úc liên tục tăng trưởng trong hai thập niên qua do nhu cầu mạnh đối với nguồn tài nguyên thiên nhiên của nước này. Úc cũng là một trong số ít nền kinh tế lớn không bị tác động mạnh trong cuộc khủng hoảng tài chính vừa qua. Tuy nhiên, BBC cho biết Chính phủ Úc bắt đầu đối mặt với những thách thức của tăng trưởng như cơn sốt khai thác mỏ có dấu hiệu “nguội”, dẫn đến tỷ lệ thất nghiệp bắt đầu tăng.

>>Nước Úc đã thoát khỏi khủng hoảng kinh tế

Do vậy, chính phủ đang tìm cách xây dựng nền kinh tế thoát khỏi sự phụ thuộc vào ngành mỏ và hướng đến những lĩnh vực như xây dựng và sản xuất. Một thách thức khác đối với Úc là khoảng cách thu nhập ngày càng rộng. Theo OECD, 20% dân chúng ở tầng lớp thượng lưu có mức thu nhập cao gấp 6 lần 20% người dân diện thu nhập thấp nhất. OECD thực hiện khảo sát trên 34 nền kinh tế phát triển và mới nổi, dựa trên các tiêu chí như mức thu nhập, các vấn đề về y tế, việc làm, môi trường, an toàn, nhà ở.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

%d bloggers like this: